Trái với niềm vui khi thời tiết ấm lên, hẳn nhiều bạn quan tâm tới thông tin về phấn hoa phải không ạ?
Được biết ở Nhật hiện tại cứ khoảng 4 người lại có 1 người bị dị ứng phấn hoa (Kafunsho) và tỉ lệ này tăng dần theo năm.
“Bận lòng về phấn hoa mà ra ngoài không thể vui nổi”
“Ngày nào cũng phải xem dự báo phấn hoa, quá mệt mỏi với thông tin như “Sự phát tán lượng lớn phấn hoa””
“Lần nào cũng kê đúng một loại thuốc mà nào là đi viện rồi tới hiệu thuốc, đến là tốn thời gian”
Những bạn mang nỗi niềm trên có muốn thử khám online với OHDr. để có một mùa xuân ấm áp sảng khoái không?
Ở bài viết này, chúng mình sẽ nói về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh dị ứng phấn hoa.
\\\ Dị ứng phấn hoa là bệnh gì? ///
Bệnh dị ứng phấn hoa khởi phát khi phấn hoa từ thực vật tiếp xúc với niêm mạc ở mũi hoặc mắt..
Năm trước vẫn không sao vậy mà đột nhiên năm nay bắt đầu thấy khổ sở vì các triệu chứng như ngứa mắt và cổ họng, hắt xì hơi, sổ mũi thì đích thị là bệnh dị ứng phấn hoa.
\\\ Nguyên nhân dẫn đến dị ứng phấn hoa ///
Có báo cáo cho rằng ở Nhật Bản có tới khoảng 60 loại phấn hoa có thể dẫn đến dị ứng phấn hoa.
Các tác nhân gây dị ứng chủ yếu là cây tuyết tùng (Sugi), cây bách Nhật bản (Hinoki), cỏ mèo (Dactylis), cỏ Timothy, cỏ phấn hương và cây bạch dương..vv
Do ở Nhật có rất nhiều người bị dị ứng phấn hoa từ cây tuyết tùng và cây bách nở rộ vào mùa xuân nên dị ứng phấn hoa thường được xem là nỗi niềm của mùa xuân, tuy nhiên cũng không hiếm trường hợp bệnh khởi phát bởi các loại phấn hoa vào các mùa khác.
Nếu bạn thấy ngứa mắt mũi, hắt hơi quanh năm không ngừng nghỉ thì bạn nên đi xét nghiệm thử xem.
\\\ Triệu chứng bệnh dị ứng phấn hoa ///
Bệnh dị ứng phấn hoa không chỉ có 3 triệu chứng tiêu biểu ở mũi là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi mà còn hay đi kèm với các triệu chứng ở mắt như ngứa và chảy nước mắt, đỏ mắt. Ngoài ra bệnh còn có các triệu chứng khác như ngứa họng, ngứa da, tiêu chảy, sốt…vv
Rất nhiều bạn sau khi phát bệnh thì mỗi năm cứ tới mùa phấn hoa là triệu chứng lại tái phát. Với những bạn bị dị ứng ở mức vừa hoặc nặng thì có những trường hợp còn bị nghẹt mũi tới mức không thể ngủ ngon giấc, uể oải tới mức mất động lực làm việc hoặc ảnh hưởng cả tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
\\\ Cách điều trị dị ứng phấn hoa ///
Có thể điều trị dị ứng phấn hoa theo hướng điều trị triệu chứng, tức ức chế các triệu chứng hoặc điều trị tận gốc, tức liệu pháp tự chữa bệnh bằng chính phấn hoa tùng.
Với hướng điều trị triệu chứng thì có thể dùng thuốc uống, thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi như thuốc kháng Histamine, Steroid… Mặt khác, nếu điều trị tận gốc thì thường đi theo liệu pháp miễn dịch ngậm phấn hoa tùng dưới lưỡi.
Ngoài ra, còn có hướng điều trị khác như điều trị ban đầu, tức uống thuốc trước khi xuất hiện triệu chứng.
\\\ Lợi thế khi điều trị dị ứng phấn hoa tại OHDr. ///
Tại OHDr., bạn có thể khám online nên chỉ cần có mạng internet và các thiết bị như smart-phone hay laptop là bạn có thể khám bệnh ở bất cứ đâu.
Thuốc có thể gửi về tận nhà (※Có tính phí chuyển phát) nên từ đặt lịch tới nhận thuốc, tất cả đều có thể thực hiện tại nhà. Do không mất thời gian chờ đợi nên với nhà có con nhỏ hoặc các bạn ngại ra ngoài nhiễm COVID-19 đều có thể yên tâm sử dụng.
Ngoài ra, dịch vụ hỗ trợ 5 thứ tiếng Nhật, Anh, Trung, Việt, Indonesia nên các bạn người nước ngoài cũng yên tâm sử dụng nhé.
Những bạn đang khổ sở vì bệnh dị ứng phấn hoa tái phát hàng năm, hãy nhắn tin cho OHDr. nhé!