【Khám sức khỏe ở Nhật】Có cần thiết không? Tại sao các mục xét nghiệm lại khác nhau theo độ tuổi?

Hàng năm chúng ta vẫn hay đi khám sức khỏe tổng quát theo chỉ thị từ trường học hoặc công ty nhưng chắc hẳn nhiều bạn không rõ lắm rốt cuộc khám tổng quát có những xét nghiệm nào và tại sao cần làm các xét nghiệm đó đúng không nào?

Ở bài viết này, chúng mình sẽ nói về việc khám sức khỏe tổng quát mà mỗi chúng ta tưởng như đã biết nhé!

\\\ Các gói khám sức khỏe tổng quát ///

Một từ tưởng đơn giản như khám sức khỏe tổng quát thực tế lại chứa rất nhiều gói khám khác nhau.

Gói khám cơ bản

  • Khám định kỳ mỗi năm 1 lần.
  • Bao gồm khoảng 30 đầu mục xét nghiệm như khám lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu/máu, chụp X-quang lồng ngực…vv
  • Đối tượng: 35-74 tuổi.
  • Gói khám nâng cao

  • Ngoài các đầu mục xét nghiệm trong gói cơ bản còn có thêm các mục xét nghiệm bổ sung nhằm tầm soát bệnh, cải thiện lối sống để quản lý sức khỏe.
  • Đối tượng: 40-50 tuổi.
  • Gói tầm soát ung thư vú, ung thư cổ tử cung

  • Bao gồm khám lâm sàng, xét nghiệm ung thư vú thông qua chụp X-quang bầu ngực (Chụp nhũ ảnh), xét nghiệm ung thư cổ tử cung thông qua xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Xét nghiệm Pap smear).
  • ・ Đối tượng: Phụ nữ có số tuổi chẵn từ 40 tuổi trở lên có nguyện vọng khám. * Đối tượng từ 40 đến 48 tuổi và trên 50 tuổi do phương pháp chụp xét nghiệm khác nên chi phí cũng khác nhau.

    Gói tầm soát ung thư cổ tử cung (Gói khám lẻ)

  • Bao gồm khám lâm sàng, xét nghiệm ung thư cổ tử cung thông qua xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Xét nghiệm Pap smear).
  • Đối tượng: Phụ nữ có số tuổi chẵn từ 20~38 tuổi có nguyện vọng khám.
    ※Với đối tượng từ 36~38 tuổi có thể đăng ký gói này cùng với gói khám cơ bản.
  • Gói xét nghiệm vi rút viêm gan (Gói tùy chọn)

  • Xét nghiệm để kiểm tra xem có bị nhiễm vi rút viêm gan B và vi rút viêm gan C hay không.
  • Đối tượng: 35 tuổi trở lên chưa từng làm xét nghiệm này và chỉ số ALT (GPT) trong kết quả khám sức khỏe tổng quát từ 36U/L trở lên.
    ※ALT (GPT): Xét nghiệm kiểm tra mức độ tổn thương tế bào gan. Chỉ số bình thường được cho là 4~44 IU/L, nếu chỉ số này cao thì có thể xét tới những khả năng như uống quá nhiều rượu, béo phì, chất kích thích, vi rút viêm gan, v.v.
  • \\\ Tại sao các mục xét nghiệm lại khác nhau theo từng độ tuổi? ///

    Có thể lấy ví dụ với bệnh “Ung thư vú”, bệnh này thường phát vào cuối những năm 40 nhưng bắt đầu tăng dần ở độ tuổi 30 và thường thấy ở lớp trẻ. Do đó, người từ độ tuổi 30 đổ ra được khuyên nên kiểm tra định kỳ.

    Tương tự như vậy, sẽ có những bệnh dễ phát theo từng độ tuổi và các mục xét nghiệm cần thiết cũng được quy định dựa theo đó để tầm soát bệnh.

    \\\ Nội dung khám của từng mục xét nghiệm và những bệnh có thể chẩn đoán ///

  • Xét nghiệm máu (chỉ số đường huyết lúc đói/Mỡ máu/γ-GTP) cho ra cái nhìn tổng quát về rối loạn mỡ máu hay các bất thường liên quan tới đường huyết..vv
  • Xét nghiệm nước tiểu cho ra các bệnh như sỏi/viêm thận, tiểu đường và các bệnh liên quan, bệnh gan..vv
  • Siêu âm ổ bụng cho ra các bệnh nội tạng như gan, tụy, thận..vv
  • Chụp CT lồng ngực cho ra các bệnh về phế quản như ung thư phổi..vv
  • Nội soi dạ dày/Xét nghiệm phân cho ra các bệnh đường tiêu hóa như ung thư dạ dày/ruột hay xét nghiệm khuẩn HP.
  • \\\ Cách xem kết quả xét nghiệm ///

    Khi không có mục cần xét nghiệm lại:

    Hãy tiếp tục chăm sóc sức khỏe như hiện tại và duy trì việc khám sức khỏe tổng quát mỗi năm một lần để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời nhé!

    Khi có mục cần xét nghiệm lại:

    Về cơ bản các mục xét nghiệm trong gói khám sức khỏe tổng quát chỉ là xét nghiệm tối giản nên cần phải kiểm tra chi tiết hơn một chút để tìm ra lý do tại sao chỉ số lại bất thường.

    Cần bỏ thêm thời gian để xét nghiệm chi tiết xem lần khám tổng quát này có vấn đề hay cần điều trị không. Vì ngay cả khi không có triệu chứng thì vẫn có trường hợp bệnh nghiêm trọng đang ủ trong cơ thể.

    Nếu đã mất công khám tổng quát rồi thì đừng tự phán đoán rồi làm ngơ kết quả mà nhất định hãy đi khám nhé!

    Nếu bạn lo lắng về tình trạng sức khỏe, hãy nhắn tin cho OHDr. để nhận tư vấn y tế trực tuyến tại nhà nhé!